Khi nói đến việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời, câu hỏi "Trời mưa hệ thống điện mặt trời có hoạt động không?" thường được đặt ra. Nhiều người vẫn có quan điểm rằng hệ thống điện mặt trời sẽ không hoạt động khi trời mưa. Để trả lời cho thắc mắc trên, trước hết phải hiểu được thế nào là hệ thống điện mặt trời và nguyên lý hoạt động của một hệ thống điện mặt trời.
Thế nào là một hệ thống điện mặt trời?
Định nghĩa hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời được hiểu đơn giản là một hệ thống sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện năng. Hệ thống thường bao gồm các sản phẩm sau:
-
Tấm pin mặt trời (solar panel): Thiết bị chính, có tác dụng chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng.
-
Tủ điều khiển: Bao gồm bộ chuyển đổi điện, bộ lưu trữ và các thiết bị điều khiển hệ thống.
-
Hệ thống lưu trữ: Pin, ắc quy dùng để lưu trữ điện năng dư thừa.
-
Hệ thống kết nối: Đường dây, aptomat để kết nối, truyền tải điện năng đến hộ gia đình và lưới điện.
Ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin, tạo ra dòng điện DC. Dòng điện này được chuyển về tủ điều khiển. Ở đây điện DC sẽ được chuyển thành điện AC. Sau đó điện AC được truyền tải về sử dụng hoặc lưu trữ tại các thiết bị lưu trữ.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời là chuyển hóa quang năng thành điện năng. Các tấm pin năng lượng mặt trời có chức năng hấp thụ “Bức xạ” từ mặt trời chuyển hóa thành dòng điện một chiều. Sau đó dòng điện một chiều sẽ được inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều có cùng tần số, điện áp với dòng điện của EVN.
Vào những ngày trời mưa, dù bị mây che phủ bức xạ mặt trời vẫn xuyên qua đám mây nhưng với cường độ thấp hơn. Vậy nên tấm pin mặt trời có thể sản sinh ra điện khi trời mưa, tuy nhiên hiệu suất sản lượng của hệ thống thấp hơn hẳn cho với ngày nắng. Nguyên nhân là bởi cường độ ánh sáng mặt trời lúc này giảm, dòng bức xạ cũng vì đó mà giảm theo ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện của hệ thống.
Theo như số liệu thực tế chỉ ra, vào những ngày âm u, nhiều mây hệ thống có thể tạo lượng điện tương đương 30% -50% sản lượng tối ưu. Những ngày trời mưa, lượng điện tạo ra tương đương 10%-20% so với sản lượng tối ưu. Do đó, hãy yên tâm rằng ít nhất sẽ có một lượng điện mặt trời ngay cả khi mưa bão.
Ví dụ: Nếu vào ngày trời nắng, một hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp có thể tạo ra 20kWh (20 số điện) trong một ngày. Với những ngày nhiều mây, hệ thống 5kWp có thể tạo ra 6 - 10kWh (6 - 10 số điện), còn khi mưa lớn có thể tạo ra 2 - 4kWh (2 - 4 số điện).
Nước mưa có làm ảnh hưởng đến tấm pin mặt trời không?
KHÔNG. Các tấm pin mặt trời được thiết kế với lớp kính cường lực bằng chất liệu polyme ở cả hai mặt trước và sau. Khi kết hợp với khung nhôm và ke trám sẽ tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn, không thấm nước, ngăn nước ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong. Bên cạnh đó, các kỹ sư chuyên môn sẽ bảo vệ các tấm pin khỏi tác hại của nước bằng cách thiết kế, điều chỉnh độ nghiêng của tấm pin phù hợp với mái nhà bạn để nước mưa trượt khỏi bề mặt một cách hiệu quả.
Trên thực tế, mưa còn có thể giúp rửa sạch bụi bẩn tích tụ theo thời gian, giúp tấm pin hoạt động hiệu quả hơn.
Hệ thống điện mặt trời có hoạt động khi trời mưa không?
CÓ. Hệ thống điện mặt trời vẫn hoạt động bình thường khi trời mưa. Chỉ có tấm pin mặt trời đạt tiêu chuẩn chống nước được lắp đặt ngoài trời để hấp thụ bức xạ. Còn inverter chuyển đổi điện năng sẽ được lắp đặt tại nơi khô ráo trong nhà. Trường hợp lượng điện mặt trời tạo ra không đủ, inverter sẽ tự động lấy thêm điện lưới để đảm bảo hoạt động các tải tiêu thụ trong nhà.
Làm gì khi tấm pin mặt trời bị hỏng do thấm nước
Trong trường hợp hiếm hoi tấm pin mặt trời của bạn bị nước làm hỏng, hãy liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để được bảo hành chính hãng. Có 2 loại bảo hành:
-
Bảo hành hiệu suất Theo thời gian, tấm pin mặt trời sẽ xuống cấp và tạo ra ít điện hơn. Bảo hành hiệu suất sẽ đảm bảo mức hiệu suất nhất định sau một khoảng thời gian thỏa thuận. Nếu vì lý do nào đó tấm pin mặt trời của bạn hoạt động kém hiệu quả và sản lượng tạo ra ít hơn dự kiến thì bạn có quyền lợi được thay thế tấm pin khác. Với tấm pin sẽ có bảo hành hiệu suất 30 năm đạt trên 80%.
-
Bảo hành vật lý Các vấn đề liên quan đến chất lượng thực tế của chính tấm pin. Cụ thể, lỗi sản xuất, hao mòn, hỏng hóc do môi trường sẽ thuộc phạm vi bảo hành vật lý. Khi đã xác nhận các lỗi kể trên, bạn thậm chí sẽ được thay thế một sản phẩm mới hoàn toàn miễn phí. Bảo hành này thường kéo dài 10 - 15 năm. Để rõ ràng, bạn nên kiểm tra trước các thỏa thuận về bảo hành với đơn vị cung cấp.
Biện pháp tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống điện mặt trời khi trời mưa
Để tăng khả năng hoạt động của hệ thống điện mặt trời trong điều kiện mưa, có thể áp dụng các giải pháp sau:
-
Sử dụng các giải pháp theo dõi hướng và cường độ ánh sáng mặt trời: Lắp đặt các cảm biến và radar để theo dõi hướng và cường độ ánh sáng mặt trời. Hệ thống tự động điều chỉnh góc độ của tấm pin để tiếp nhận tối đa ánh sáng có thể.
-
Tận dụng ánh sáng phản xạ: Sử dụng các tấm kim loại hoặc vật liệu phản xạ để tận dụng ánh sáng mặt trời phản xạ từ mặt đất. Điều này giúp tăng ánh sáng vào tấm pin và cải thiện hiệu suất hoạt động trong điều kiện mưa.
-
Bổ sung ánh sáng nhân tạo: Trong các ngày mưa tối, có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo để bổ sung cho tấm pin. Điều này giúp duy trì hoạt động của hệ thống và giảm phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời.
-
Lắp đặt pin lưu trữ dự phòng dư thừa: Tăng công suất pin lưu trữ lên 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng thực tế. Điều này đảm bảo rằng hệ thống có đủ điện để hoạt động trong các ngày mưa kéo dài và giảm nguy cơ cạn kiệt năng lượng lưu trữ.
Những giải pháp trên có thể được áp dụng để cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống điện mặt trời trong điều kiện mưa và đảm bảo cung cấp điện ổn định trong môi trường thời tiết xấu.
HÙNG VIỆT - Nơi khách hàng tin tưởng và lựa chọn hệ thống điện mặt trời uy tín chuyên nghiệp
>> Xem thêm: Hùng Việt, đơn vị uy tín về giải pháp xanh cho doanh nghiệp
>> Xem thêm: Những lưu ý khi muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà