Tin ngành

Tin ngành

GD&TĐ - KS Lã Hồng Kỳ cho biết, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng phát triển điện mặt trời mái nhà nối lưới tại Việt Nam. 

Điều kiện thời tiết ở miền Bắc có phù hợp để lắp điện mặt trời mái nhà nối lưới không? Điện mặt trời mái nhà góp phần giảm phụ tải tại chỗ như thế nào? Nhóm các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời.

Lời giải cho điện mặt trời mái nhà Việt Nam

Hiệu quả khi lắp điện mặt trời ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện

“Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực Miền Bắc” là nhiệm vụ khoa học do KS Lã Hồng Kỳ - Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các dự án ngành năng lượng làm chủ nhiệm.

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết năm 2023 điện mặt trời mái nhà có 103.509 hệ thống với mức công suất đặt 9.595 MWp được ký hợp đồng mua bán điện với đại diện EVN, trong đó phân bố ở miền Bắc 616 MWp (6,42%), miền Trung 3.066 MWp (31,96%), miền Nam 5.914 MWp (61,63%). Nhu cầu tiêu thụ điện của miền Bắc hiện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước.

Hùng Việt - Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện

Với tình hình thực tế của năm 2024, nguồn điện mới ở miền Bắc dự kiến đưa vào vận hành rất ít, các nguồn điện mới bổ sung ở miền Trung và miền Nam (chủ yếu là năng lượng tái tạo) trong vài năm gần đây cũng chỉ hỗ trợ được một phần cho phía Bắc do công suất truyền tải qua đường dây 500 kV bị giới hạn kỹ thuật ở mức đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống.

KS Lã Hồng Kỳ cho biết, việc phát triển điện mặt trời mái nhà tại các tỉnh/thành phố lớn ở miền Bắc sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26), Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực miền Bắc là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn hiện nay.

Tại miền Bắc, công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà chỉ chiếm 6,42%. Do cường độ bức xạ mặt trời tại miền Trung và miền Nam lớn hơn miền Bắc từ 1,5 đến 1,7 lần nên mặc dù giá điện Fit 2 (giá mua điện mặt trời mới) là 8,38Uscent /kWh, nhưng việc thu hồi vốn ở khu vực miền Bắc khó khăn nên các chủ đầu tư không mặt mà.

Đội ngũ Hùng Việt khảo sát thi công công trình

Nhóm của KS Lã Hồng Kỳ đã nghiên cứu về nhu cầu lắp đặt, sử dụng, nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới điện hạ thế phục vụ cho nhu cầu phụ tải tại chỗ. Đồng thời, tổng hợp, so sánh bộ số liệu chính về thông số kỹ thuật, suất đầu tư của thiết bị điện mặt trời mái nhà nối lưới của một số hãng có uy tín (các lưu ý đánh giá phân loại hệ thống), dự báo sự phát triển trong tương lai.

Từ đó, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình sau đó triển khai ra các công sở, trường học... nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Nhiều lợi ích cho người đầu tư điện mặt trời 

KS Lã Hồng Kỳ cho biết, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng phát triển điện mặt trời mái nhà nối lưới tại Việt Nam. Phân tích các số liệu được lắp đặt trong thời điểm được áp dụng cơ chế khuyến khích của Chính phủ và giai đoạn sau khi cơ chế khuyến khích hết hiệu lực (31/12/2020) đến nay.

Nhiều lợi ích cho người đầu tư điện mặt trời

Nhóm đã tổng hợp những rủi ro về kỹ thuật và các bất cập trong quản lý để đưa ra khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro; đưa ra các nhận xét đánh giá đối với hiện trạng lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Thu thập số liệu sản xuất điện thực tế của hơn 20 hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới được lắp đặt và ký hợp đồng mua bán điện với EVN trong giai đoạn năm 2021-2023; các số liệu này sẽ được kết hợp với số liệu lý thuyết làm cơ sở cho tính toán thu hồi vốn đầu tư, đưa ra các khuyến nghị trong việc lắp đặt đối với từng đối tượng.

Nhóm tổng hợp, phân tích về cấu tạo, lắp đặt các thiết bị chính của hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới; thông tin tổng quát về suất đầu tư; đồng thời tổng hợp các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật được khuyến nghị cho hệ thống điện mặt trời mái nhà, đưa ra các lưu ý, tiêu chí khi lựa chọn các thiết bị chính của hệ thống này để các hộ gia đình, chủ đầu tư và những ai quan tâm cân nhắc, xem xét trong việc lựa chọn thiết bị.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới (cho các hộ gia đình sau đó triển khai ra các công sở, trường học...) nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. 

Theo KS Lã Hồng Kỳ, việc các dự án điện mặt trời mái nhà đi vào hoạt động đã góp phần đáng kể đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng đối với đất nước và hệ thống điện quốc gia: Tận dụng tối đa tài nguyên bức xạ mặt trời, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo với quy mô phân tán, trực tiếp tại hộ tiêu thụ.

Điện mặt trời mái nhà cũng đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư, cá nhân và hộ gia đình lắp đặt, giúp giảm chi phí tiền điện hàng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm hoặc giảm giá mua điện bậc cao; Tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện dư, không sử dụng cho EVN; Không tốn diện tích đất khi lắp đặt và còn chống nóng hiệu quả cho công trình.

Tin cùng chuyên mục

Zalo

xxx gou

xxxx

bfxxx

xxxwww

Секса Видео

xxxx

Секса Видео

pornos

geiltubexxx

C99 Shell

worms shell