Tin ngành

Tin ngành

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có phù hợp để lắp đặt hệ thống điện mặt trời không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi khí hậu phân thành 4 mùa rõ rệt nên nhiều người nghĩ rằng hiệu quả của việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời là không cao. Vậy sự thật như thế nào, có thật là không mang lại hiệu quả, cùng Hùng Việt tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Miền Bắc có dùng được điện mặt trời áp mái không? 

Điện mặt trời áp mái không còn là khái niệm xa lạ đối với các hộ gia đình Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Nam có thời tiết nắng nhiều hơn. Tuy nhiên, bản chất của hệ thống điện mặt trời chúng ta cần hiểu là tấm pin hấp thụ bức xạ mặt trời từ ánh sáng và chuyển hóa thành điện năng. Vào những ngày có mây, ít nắng thì bức xạ mặt trời vẫn có, vẫn được tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ, bởi vậy vẫn tạo ra được điện để cung cấp cho gia đình.

Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước thì:

– Số giờ nắng tại miền Bắc Việt Nam là khoảng: 1700 – 2100 giờ nắng mỗi năm

– Số giờ nắng tại miền Trung và miền Nam Việt Nam là khoảng: 2000 – 2600 giờ nắng mỗi năm

Như vậy, sự chênh lệch giữa 2 miền là không quá lớn. Có một sự thật nếu so sánh cường đồ bức xạ năng lượng mặt trời của khu vực Miền Bắc so với một số quốc gia phát triển về sử dụng nguồn năng lượng mặt trời như: Đức, Thụy Điển, Na Uy,.... Chính vì thế, có thể nói, Khu vực miền Bắc nói chung hay Hà Nội nói riêng hoàn toàn phù hợp để lắp đặt điện năng mặt trời.

Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại Hà Nội và khu vực phía Bắc mang lại nhiều lợi ích

Không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà điện năng lượng mặt trời mang lại cho chúng ta. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, với tình hình nguồn nhiên liệu khí đốt, than đá ngày càng cạn kiệt, cùng với Cam kết của Việt Nam về trung hòa lượng carbon "Net Zero" vào năm 2050 tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 tháng 11/2021, thì việc phát triển năng lượng tái tạo đặc biệt là điện mặt trời ngày càng được chú trọng.

Điện năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng, cắt giảm số điện bậc cao với đối với giá điện sử dụng cho họ gia đình, giảm số điện trong giờ cao điểm đối với doanh nghiệp sử dụng điện sản xuất, kinh doanh.

Điện mặt trời giúp đảm bảo an ninh năng lượng do nhu cầu sử dụng điện gia tăng hàng năm, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO2. 

Hơn thế nữa, đối với 1 số nhà máy cần có chứng chỉ LEED cho hoạt động xuất khẩu, việc sử dụng năng lượng xanh là một yếu tố bắt buộc.

Đối với một hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình ở miền Bắc, thông thường thời gian hoàn vốn khoảng 4-5 năm. Khoản đầu tư ban đầu tương đối cao, tuy nhiên hiệu quả mang lại không hề nhỏ trong khi hệ thống có thể hoạt động hiệu quả lên đến 30 năm.

Chính sách của Nhà nước khuyến khích lắp đặt điện mặt trời 

Hiện tại chính sách mua lại lại lượng dư thừa đẩy lên lưới EVN (FIT2) đã hết hiệu lực từ tháng 31/12/2021 nên ở thời điểm này, nếu lắp đặt sẽ chưa thể làm thủ tục để bán lại cho điện lực. Tuy vậy, việc đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự tiêu thụ điện vẫn là mục tiêu quan trọng nhất được hướng tới.

Tăng trưởng xanh, chuyển dịch năng lượng sạch là xu hướng tất yếu, cần ưu tiên chuyển dịch công bằng và bền vững.

Mời Quý Vị bớt chút thời gian xem clip của VTV dưới đây về hiệu quả và các chính sách liên quan đến Điện Mặt Trời (ĐMT).
Chính sách đã rõ ràng, chi phí đầu tư rất thấp, hiệu quả rất thiết thực mà vận hành rất đơn giản (đến Cụ Bà trong clip này cũng thao tác thuần thục), hãy tham khảo cho gia đình mình Quý Vị nhé!
Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?v=826321007869062

Tin cùng chuyên mục

Zalo