Tin ngành

Tin ngành

Đơn giản thủ tục, tăng giá mua

Theo dự thảo mới nhất của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có công suất lắp đặt trên 1 MW và lựa chọn bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương quy định việc cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu ở nhà dân, công sở phải đơn giản, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới. Bộ Công Thương nghiên cứu, thống nhất tỉ lệ bán điện dư của nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vào hệ thống điện quốc gia là 20% công suất lắp đặt thực tế.

Các kỹ sư Hùng Việt thi công dự án

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia với giá áp dụng nhỏ hơn hoặc bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố. Nếu phương án này được áp dụng, mức giá cho nguồn điện này có thể cao hơn so với đề xuất giá cố định ở 671 đồng/KWh như đề nghị trước đó của Bộ Công Thương.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh dư địa phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc còn nhiều, vì vậy phải có chính sách để khuyến khích đầu tư, phát triển hiệu quả. Bộ Công Thương, EVN cần rà soát nhu cầu phụ tải, khả năng truyền tải, an toàn hệ thống làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện, mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, nhất là miền Bắc. "Đây là căn cứ để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thống kê cho thấy cả nước hiện có khoảng 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn điện này đến năm 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân. Như vậy, nếu được nới "room" quy hoạch, quy mô nguồn điện này sẽ tăng thêm. 

Kiến nghị sớm triển khai

Đón nhận thông tin này, nhiều nhà đầu tư bày tỏ vui mừng. Bà Cao Thị Vui, ngụ TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, kể cách đây 3 năm, gia đình bà đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà với chi phí hơn 140 triệu đồng, đổi lại tiền điện giảm gần 2 triệu đồng/tháng.

Do mùa hè ở miền Bắc nắng to nên sản lượng điện của hệ thống dư thừa, vì vậy bà Vui mong muốn sớm được bán điện dư vào hệ thống lưới điện quốc gia để tránh lãng phí.

Đồng quan điểm, ông Phạm Đăng An, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy group, nhấn mạnh việc mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu là chính sách quan trọng để phục hồi sản xuất và thu hút đơn hàng từ thế giới đến Việt Nam. Hiện nay, yêu cầu của các nhãn hàng lớn như Nike, Adidas... không chỉ là đủ điện mà phải là điện xanh. 

Để chính sách khuyến khích sớm thực thi, ông An kiến nghị Bộ Công Thương, EVN tính toán phụ tải, từ đó báo cáo thông số có thể tiếp nhận nguồn điện dư.

Hình ảnh các kỹ sư Hùng việt thi công công trình

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật và Môi trường (Bộ Công Thương), nhận định việc xem xét nới "room" quy hoạch điện mặt trời tự sản, tự tiêu sẽ tháo gỡ "nút thắt" lâu nay về phát triển loại hình điện năng này. Bộ Công Thương đã từng đề nghị không khuyến khích mua - bán điện nguồn điện này, hoặc chỉ được mua với giá 0 đồng là do lo ngại nếu khuyến khích, công suất nguồn điện sẽ vượt con số 2.600 MW tại Quy hoạch điện VIII.

Về lâu dài, TS Lâm khuyến nghị EVN tính toán phụ tải, nếu bảo đảm an toàn hệ thống có thể nâng công suất mua điện dư của nguồn điện này lên con số cao hơn 20%. Ông Lâm cũng khuyến nghị cần có chính sách ưu đãi với trường hợp đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có lắp đặt hệ thống lưu trữ điện năng có tính chất như nguồn điện nền.

"Nếu nhà đầu tư có lắp đặt hệ thống lưu trữ thì EVN cần mua điện với giá cao hơn mức bình quân, ví dụ dao động từ 1.000 - 1.200 đồng/KWh. Bởi lẽ, nếu không có nguồn điện này, EVN vẫn phải nhập khẩu hoặc mua điện từ những nguồn đắt đỏ với giá rất cao" - ông Lâm phân tích.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn cho biết toàn bộ miền Bắc hiện có khoảng 700 MW điện mặt trời mái nhà, trong khi năng lực hệ thống có thể tiếp nhận khoảng 7.000 MW. Mức này cao gần gấp 3 lần so với giới hạn phát triển 2.600 MW cho cả nước.

Vì vậy, GS-TSKH Trần Đình Long, Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng không có lý do gì để không khuyến khích nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Với nguồn điện này, Nhà nước sẽ không tốn thêm chi phí xây hệ thống lưới điện. "Nếu nhà nào cũng lắp điện mái nhà sẽ góp phần giảm áp lực lên ngành điện trong việc cung ứng vào những thời điểm khó khăn, căng thẳng" - ông Long nói. 

Tin cùng chuyên mục

Zalo

xxx gou

xxxx

bfxxx

xxxwww

Секса Видео

xxxx

Секса Видео

pornos

geiltubexxx

C99 Shell

worms shell