Tin ngành

Tin ngành

Quỹ của nhà Rockefeller, Jeff Bezos và Ikea đã công bố kế hoạch thành lập Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho Con người và Hành tinh. Mục đích là hỗ trợ các chính phủ và người giàu trong việc đóng góp, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước nghèo hơn.
Jeff Bezos và liên minh năng lượng toàn cầu
 
Trong ngày đầu tiên của hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc - COP26, các nhà từ thiện cam kết sẽ "dốc hầu bao" cho mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Quỹ của nhà Rockefeller và Ikea đã công bố kế hoạch thành lập Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho Con người và Hành tinh. Mục đích là hỗ trợ các chính phủ và người giàu trong việc đóng góp và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước nghèo hơn.
 
Tổ chức trên - cùng với 8 tổ chức tài chính - phát triển đa phương, sẽ bắt đầu triển khai 10 tỷ USD đầu tiên để thử nghiệm các chiến lược và công nghệ đổi mới, nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng tạo trên toàn cầu. Các khu vực vẫn do dự với việc chuyển đổi sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn. Khi giai đoạn đầu tiên đạt được hiệu quả, họ dự kiến sẽ giải ngân 100 tỷ USD khoản đầu tư tư nhân và công để mở rộng kế hoạch.
 
Trong khi đó, Bezos Earth Fund cho biết sẽ tài trợ 500 triệu USD cho sáng kiến trên. Ngoài ra, quỹ này cam kết thêm 1 tỷ USD để hồi phục cảnh quan như thúc đẩy việc trồng cây và "tái sinh" các đồng cỏ. Cùng với đó là khoản tiền tương đương để chuyển đổi hệ thống lương thực bằng cách tăng năng suất nông nghiệp trong khi vẫn đảm bảo giảm lượng khí thải nhà kính.
 
Các chương trình trên được công bố trong ngày đầu tiên của sự kiện COP26, diễn ra tại Glasgow (Scotland). Mục đích của COP26 là tăng cường cam kết năm 2009 của các quốc gia giàu có nhằm tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở các quốc gia nghèo, với 100 tỷ USD/năm.
 
Joseph Curtin - giám đốc bộ phận năng lượng và khí hậu tại Rockefller, cho biết: "Ngay cả khi các quốc gia giàu cam kết chi 100 tỷ USD, thì con số đó vẫn chưa là gì so với số tiền cần thiết là hàng nghìn tỷ USD. Chúng tôi muốn hỗ trợ cho khu vực tư nhân có thể đầu tư với quy mô lớn."
 
Trong quá trình hướng tới mục tiêu kiểm soát tình trạng nhiệt độ tăng lên mỗi năm, các quốc gia nghèo đặt ra câu hỏi "ai sẽ là người chi trả cho nỗ lực đó". Họ cần được tài trợ để đẩy mạnh mục tiêu giảm khí thải carbon và đầu tư vào các công nghệ mới để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
 
Các quốc gia nghèo năng lượng hiện đang thải ra 24% lượng carbon dioxide toàn cầu và tỷ lệ phát thải của họ có thể tăng lên 76% vào năm 2050. Để ngăn chặn tình trạng này, họ phải loại bỏ việc sử dụng than đá.
 
Báo cáo do Cananda và Đức thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch COP26 - Alok Sharma cho thấy, các quốc gia giàu sẽ đạt được mục tiêu chi 100 tỷ USD vào năm 2023. Thông tin này được công bố vào tuần trước đã nhận được phản ứng gay gắt của nhiều quốc gia. Ấn Độ - quốc gia có lượng phát thải carbon dioxide lớn thứ 3 thế giới, cho biết họ không thể đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 nếu không có thêm viện trợ.
 
Trong khi đó, các quỹ của Rockefeller, Ikea, Bezos không phải là nguồn tài trợ duy nhất. Hôm thứ Hai, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố một sáng kiến giúp các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ xanh. Kế hoạch này bao gồm việc tăng gấp đôi các khoản đầu tư xanh do Anh hỗ trợ lên hơn 4,1 tỷ USD trong 5 năm.
 
Rockefeller Foundation đã tài trợ 200 lưới điện microgrid năng lượng mặt trời cho các ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ. trong hơn 1 thập kỷ. Khi những vấn đề đã được giải quyết, Tata Power của Ấn Độ đồng ý mở rộng dự án trên lên 10.000 lưới điện. Theo đó, Ikea Foundation cũng triển khai dự án tương tự ở châu Phi cận Sahara.
 
Theo đó, 3 quỹ này đã quyết định hợp tác để cùng đóng góp những nỗ lực về tài chính và kinh nghiệm, đồng thời nhận cả sự hỗ trợ của các quỹ khác. Trong vài tháng qua, họ đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức phát triển như: Development Bank Group, Asian Development Bank, European Investment Bank, Inter-American Development Bank, U.S. International Development Finance Corporation và World Bank.
 
Bezos Earth Fund từng mất nhiều thời gian để cân nhắc chi tiền cho các kế hoạch của mình. Bên cạnh việc vạch ra 2 lĩnh vực trong tâm lớn, quỹ này cho biết họ có kế hoạch chi 2 tỷ USD vào năm 2030, cùng với đó là cam kết chi 1 tỷ USD vào tháng 9 để bảo tồn 30% các khu vực nguyên sơ còn lại trên đất liền và biển đến năm 2030.
 
Jeff Bezos cho biết: "Cam kết của chúng tôi hiện tại là khoản hỗ trợ lớn gấp 3 lần. Chúng tôi sẽ bảo tồn những gì hành tinh đang có, khôi phục những gì đã mất và phát triển những gì chúng ta cần."

 

Nguồn: CafeF

   

Tham khảo: Tỷ phú ngành mỏ nhìn thấy lợi nhuận khủng từ xu hướng sử dụng năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

Zalo