Tin ngành

Tin ngành

Trước thách thức của việc cung cấp nguồn điện ổn định cho các khu vực hẻo lánh không có điện lưới, việc áp dụng giải pháp sử dụng hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid) đã trở thành một lựa chọn thông minh, mang lại sự tiết kiệm, bền vững và thân thiện với môi trường. Để biết hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid) là gì, cùng Hùng Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-Grid) là gì? 

Định nghĩa: 

Hệ thống điện mặt trời độc lập hay còn gọi là hệ thống điện mặt trời Off-grid.

Có nhiệm vụ chuyển hóa điện năng từ năng lượng mặt trời thông qua tấm pin năng lượng mặt trời. Hệ thống điện hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào điện lưới EVN, điện năng sinh ra từ hệ thống pin NLMT được tiêu thụ trực tiếp, dư thừa được tích trữ vào hệ thống pin-ac quy lưu trữ. 

Hệ thống điện mặt trời độc lập bao gồm:

Tấm pin năng lượng mặt trời: Đây là bộ phận chính của hệ thống, được lắp đặt trên mái nhà hoặc trên mặt đất để hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng. 

Tấm pin năng lượng mặt trời - Hùng Việt

Inverter biến tần độc lập có lưu trữ: là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện mặt trời độc lập giúp tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống điện mặt trời độc lập, cung cấp nguồn năng lượng ổn định và liên tục cho người sử dụng.

Inverter - Hùng Việt

Ắc quy lưu trữ điện năng: được sử dụng để lưu trữ năng lượng được sản xuất từ tấm pin mặt trời và từ inverter biến tần để sử dụng khi cần thiết, như vào ban đêm hoặc khi ánh sáng mặt trời không đủ. 

Pin lithium lưu trữ điện năng - Hùng Việt 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời độc lập

Hệ thống điện mặt trời độc lập hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Quá trình hoạt động của hệ thống bao gồm các bước chính sau:

  1. Hấp thụ ánh sáng: Khi trời sáng có ánh nắng, những tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà hoặc trên mặt đất nhận được ánh sáng mặt trời. Và cấu trúc của tấm pin mặt trời gồm các tế bào quang điện (photovoltaic cells) có khả năng chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). 

  2. Chuyển đổi năng lượng: Khi ánh sáng chiếu vào tấm pin mặt trời, electron trong tế bào quang điện được kích thích và tạo ra dòng điện. Dòng điện này sau đó được chuyển đến bộ điều khiển hệ thống để điều chỉnh và lưu trữ năng lượng. Thông qua bộ biến tần sẽ vừa nạp cho bộ Pin lưu trữ và vừa biến đổi thành điện xoay chiều (AC) để cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện gia đình sử dụng.

Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid)

  1. Lưu trữ và sử dụng: Năng lượng điện được sản xuất từ tấm pin mặt trời được lưu trữ trong hệ thống pin lithium-ion hoặc pin acid chì, để sử dụng khi cần thiết. Hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid) có thể cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện gia đình hoặc công nghiệp mà không phụ thuộc vào lưới điện công cộng. Khi trời tối hay những lúc mữa bão, thì nguồn điện được lấy từ bộ Pin lưu trữ thông qua bộ biến tần độc lập để chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều (AC) cung cấp cho các thiết bị điện gia đình sử dụng vào ban đêm.

Tại sao nên sử dụng hệ thống điện mặt trời độc lập?

  • Mang đến sự yên tĩnh và trong lành thay cho máy phát / động cơ dùng nhiên liệu đốt (xăng, dầu, khí,…) ồn ào, ô nhiễm và độc hại

  • Tự chủ nguồn điện, không phụ thuộc vào điện lưới. Dù lưới điện gặp sự cố, mọi sinh hoạt vẫn không bị ảnh hưởng.

  • Không nối với lưới điện nên rất linh hoạt, có thể lắp đặt ở mọi nơi

  • Tuyệt đối an toàn, không lo điện giật, cháy nổ nếu chỉ sử dụng thiết bị điện một chiều (DC)

  • Hình ảnh được nâng cao, nổi bật định hướng xanh và tính hiện đại của công trình

  • Sử dụng năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường. 

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid)

Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid), có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo hiệu suất và an toàn của hệ thống. Dưới đây là một số lưu ý Hùng Việt khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời độc lập:

  1. Lựa chọn vị trí lắp đặt: Chọn vị trí lắp đặt tấm pin mặt trời sao cho có ánh sáng mặt trời tốt nhất vào cả buổi sáng và chiều. Tránh các vật cản như cây cối, tòa nhà che khuất ánh sáng mặt trời.

  2. Kích thước hệ thống phù hợp: Xác định nhu cầu năng lượng tiêu thụ của gia đình hoặc công trình để lựa chọn kích thước hệ thống phù hợp. Không lắp đặt hệ thống quá lớn hoặc quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.

  3. Chọn thiết bị chất lượng: Chọn lựa tấm pin mặt trời, inverter, ắc quy và các thiết bị khác từ những nhà cung ứng uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu suất hệ thống.

  4. Thiết kế hệ thống an toàn: Đảm bảo hệ thống được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ chống sét, ngắn mạch và các nguy cơ khác.

  5. Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống điện mặt trời để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền bỉ.

  6. Sử dụng hệ thống thông minh: Kết hợp hệ thống kiểm soát và quản lý thông minh để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và tiết kiệm chi phí.

  7. Hướng dẫn sử dụng cho người dùng: Cung cấp hướng dẫn sử dụng cho người dùng về cách vận hành và bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo an toàn và hiệu suất.

HÙNG VIỆT - Nơi khách hàng tin tưởng và lựa chọn hệ thống điện mặt trời uy tín chuyên nghiệp

>> Xem thêm: Hùng Việt, đơn vị uy tín về giải pháp xanh cho doanh nghiệp

>> Xem thêm: Biến tần năng lượng mặt trời kết hợp Hybrid



Tin cùng chuyên mục

Zalo