Tin ngành

Tin ngành

Cáp hoặc dây điện đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hệ thống điện, giúp chuyển đổi năng lượng điện từ một điểm này đến một điểm khác. Lựa chọn loại cáp cần được thực hiện cẩn thận, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và an toàn của hệ thống điện. Bài viết này, Hùng Việt giúp bạn khám phá hai loại dây điện phổ biến là DC và AC. Hãy tìm hiểu xem dây điện DC và AC khác nhau như thế nào. 

1. Sơ lược về dây DC và AC 

Trước khi tìm hiểu xem dây điện DC và AC khác nhau như thế nào. Chúng ta hãy cùng khám phá về cơ bản của việc truyền dẫn điện DC và AC. 

1.1.Dòng điện một chiều DC là gì?

Dòng điện một chiều DC là dòng điện tuyến tính di chuyển theo đường thẳng thường được sử dụng để truyền tải điện ở khoảng cách ngắn vì ít thất thoát trong khoảng thời gian ngắn. Đa số các thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình thường sử dụng nguồn điện DC như đèn, tủ lạnh, máy giặt,… Hay tấm pin mặt trời, pin nhiên liệu và một số máy phát điện dùng nguồn điện DC, hơn hết nguồn DC có thể được tạo ra từ nguồn AC khi sử dụng bộ chỉnh lưu chuyển đổi. 

Sơ đồ đường dây truyền tải DC

Ưu điểm đường dây truyền tải DC:

  • Điện một chiều DC có cấu tạo gồm 2 dây dẫn so với AC có 3 dây.

  • Không có điện cảm và đột biến trong đường truyền DC vì thế tình trạng sụt giảm điện áp rất thấp.

  • Đường dây DC yêu cầu cách điện ít nên hệ thống có ứng suất tiềm ẩn ít hơn so với AC.

  • Không gây nhiễu với các đường dây và hệ thống liên lạc khác.

  • Tổn thất Corona rất thấp.

  • Không có tổn thất điện môi trong các đường dây truyền tải điện áp cao DC.

  • Tỷ lệ giá, chất cách điện và dây dẫn thấp, do đó hệ thống DC  hiệu quả hơn AC.

  • Cần cách điện thấp trong hệ thống DC (70%).

  • Giá cáp DC thấp.

  • Tổn thất vỏ bọc trong cáp ngầm thấp trong hệ thống cung cấp DC.

  • Hệ thống DC phù hợp với truyền tải công suất cao dựa trên truyền tải dòng điện cao.

  • Giá trị dòng sạc khá thấp, do đó đường truyền DC lớn hơn đường truyền AC. 

>> Xem thêm: TẠI SAO NGUỒN DC DỄ PHÓNG HỒ QUANG ĐIỆN HƠN NGUỒN AC

Nhược điểm đường dây truyền tải DC:

  • Năng lượng điện không được sản xuất ở điện áp cao do vấn đề về chuyển mạch.

  • Vì máy biến áp không hoạt động trên DC nên không thể nâng cấp điện áp DC.

  • Hạn chế công tắc DC và bộ ngắt mạch vì chúng rất tốn kém.

  • Bộ máy phát động cơ được sử dụng để giảm mức điện áp DC và hiệu suất của bộ máy phát động cơ thấp hơn máy biến áp.

  • Hệ thống truyền tải DC phức tạp và tốn kém hơn so với hệ thống truyền tải AC…

  • Mức điện áp DC không thể thay đổi (tăng hoặc giảm) một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta không thể có được điện áp mong muốn cho các thiết bị điện và điện tử (chẳng hạn như 5 Vôn, 9 Vôn, 15 Vôn, 20 và 22 Vôn, v.v.) trực tiếp từ các đường dây truyền tải và phân phối.

1.2.Dòng điện xoay chiều AC là gì?

Dòng điện xoay chiều AC là dòng điện tiêu chuẩn được sử dụng để truyền tải điện năng đường dài vì dễ dàng chuyển đổi thành các điện áp khác nhau bằng máy biến áp. Là dòng điện phát ra từ ổ cắm điện có hướng thay đổi tuần hoàn.

Sơ đồ đường dây truyền tải AC

Ưu điểm đường dây truyền tải AC:

  • Bộ ngắt mạch điện xoay chiều AC rẻ hơn.

  • Các vấn đề về sửa chữa và bảo trì của trạm biến áp AC dễ hơn và ít tốn kém.

  • Mức điện áp xoay chiều AC có thể tăng hoặc giảm khi sử dụng máy biến áp.

Nhược điểm đường dây truyền tải AC: 

  • Kích thước dây dẫn trong dòng điện xoay chiều AC lớn.

  • Đường truyền AC có chi phí khá cao.

  • Tổn thất khi sử dụng hệ thống điện xoay chiều AC khá nhiều.

  • Hiện tượng mất điện xảy ra liên tục khi không có tải trên đường dây điện hoặc trường hợp đường dây bị hở, do điện dung trong các đường dây truyền tải điện xoay chiều.

  • Một số vấn đề điện cảm gây tổn thất dòng bổ sung. 

  • Hệ thống truyền tải AC cần có thêm các vật liệu cách nhiệt.

  • Đường dây truyền tải điện xoay chiều AC  gây cản trở các đường dây thông tin liên lạc khác.

  • Hệ thống AC thường gặp các vấn đề về ổn định và đồng bộ hoá.

  • Hệ thống truyền tải AC kém hiệu quả hơn.

  • Khó khăn trong việc kiểm soát công suất phản kháng. 

2. So sánh sự khác nhau giữa dây DC và AC

Hệ thống truyền tải điện 

Việc sử dụng dây điện DC và AC tùy vào từng hệ thống điện cụ thể. Dây điện DC thường được áp dụng trong các hệ thống truyền tải và phân phối điện DC. Ví dụ như các tấm pin mặt trời hay các hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời. Trong khi đó, dây điện AC thường được sử dụng trong các hệ thống cung cấp điện AC, đặc biệt là hệ thống điện lưới quốc gia. 

Phân biệt dây DC và AC khác nhau như thế nào?

Độ linh hoạt

Thường thì dây điện DC có đặc điểm linh hoạt hơn so với dây điện AC. Nhờ vào chúng nhẹ hơn và có kích thước nhỏ hơn. Điều này giúp cho việc lắp đặt và sử dụng chúng trong các không gian hạn chế trở nên dễ dàng hơn. Trái lại, dây điện AC thường có cấu trúc cứng và ít linh hoạt hơn. Dẫn đến khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng chúng trong những tình huống cụ thể.

Độ an toàn

Dây điện DC thường được xem là lựa chọn an toàn hơn so với AC. Bởi vì DC truyền tải dòng điện một chiều, do đó khó xảy ra hiện tượng dòng điện cảm ứng và dòng điện rò. Ngoài ra, khi được đặt cùng với các loại cáp điện khác theo cách tương tự. Dây điện DC thường không tạo ra nhiễu điện trường.

Khả năng chống sụt áp

Thường thì dây điện DC có khả năng chống sụt áp tốt hơn so với AC. Sụt áp là hiện tượng mất đi năng lượng điện khi nó truyền qua dây dẫn. Dây điện DC ít bị mất áp hơn dây điện AC do năng lượng điện truyền qua dây dẫn DC hiệu quả hơn so với dây dẫn AC.

Ứng dụng

Dây điện DC thường được ứng dụng trong các hệ thống năng lượng tái tạo. Ví dụ như hệ thống năng lượng mặt trời và hệ thống điện gió. Chúng cũng phổ biến trong xe điện, các thiết bị điện tử nhỏ và các ứng dụng khác sử dụng dòng điện DC. Trong khi đó, dây điện AC thường được sử dụng trong lưới điện, trong hệ thống điện cho dân dụng và công nghiệp. Hoặc trong các ứng dụng khác sử dụng năng lượng điện AC.

3. Dây cáp DC chuyên dụng cho Hệ thống điện mặt trời

Dây cáp DC chuyên dụng cho Điện mặt trời kết nối các tấm pin mặt trời và các thành phần điện khác của hệ thống quang điện. Các loại cáp năng lượng mặt trời này được thiết kế để chống tia UV & Ozone, kháng hóa chất và khoáng dầu, với đặc tính Fire Resistant (Cách nhiệt) tuyệt vời, tạo ra rất ít khói khi bị đốt với nguồn nhiệt (lửa) bên ngoài. 

Bên cạnh đó, dây cáp điện DC có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nó có thể được sử dụng nơi có phạm vi nhiệt độ lớn và thường được đặt ngoài trời. Dây điện DC chuyên dụng cho hệ thống Điện mặt trời có thể được lắp đặt trong nhà ở khu vực nguy hiểm, trong khu vực có nguy cơ cháy nổ, trong công nghiệp và trong nông nghiệp.

>> Xem thêm: HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI DÀNH CHO HỘ GIA ĐÌNH

Hùng Việt nhập khẩu dây cap DC trực tiếp từ nhà máy Leader Cable - Sự lựa chọn hàng đầu cho dự án điện của bạn! Dẫn đầu trong ngành sản xuất cáp điện tại thị trường Việt Nam, cáp DC Leader Cable đã chinh phục khách hàng suốt hơn 15 năm với những ưu điểm vượt trội: Khả năng Chịu Nhiệt - Chống Ẩm - Chống Cháy - Kháng Bức Xạ và Ozone.

  • Bền bỉ với dự án: tuổi thọ trung bình dây dẫn ≥ 25 năm (TUV)

  • Bảo hành 5 năm

  • Chứng nhận CO, CQ, Test report đầy đủ, chứng nhận CE, TUV, UL,...

  • Sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Dây cáp DC Solar Leader 4.0 (4mm2)

Dây cáp DC Solar Leader 4.0 (4mm2)

Dây cáp DC Solar Leader 6.0 (6mm2)

Dây cáp DC Solar Leader 6.0 (6mm2)

Dây cáp DC Solar Leader 10 MM2

Dây cáp DC Solar Leader 10 MM2

Tin cùng chuyên mục

Zalo