Chia sẻ kinh nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm

Đồng hồ điện là gì? 

Đồng hồ điện hay công tơ điện (điện năng kế) chính là thiết bị có nhiệm vụ đo đếm điện năng tiêu thụ được ngành điện lực (EVN – Việt Nam) sử dụng làm cơ sở thanh toán tiền điện sử dụng cho khách hàng (các hộ dân gia đình, tòa nhà, văn phòng, nhà máy…)

Ở đâu có điện ở đó có công tơ điện. Vậy chúng có cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào, cùng Hùng Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Có mấy loại đồng hồ điện trên thị trường?

- Công tơ điện 1 pha: Công tơ điện 1 pha cơ, công tơ điện 1 pha điện tử.

- Công tơ điện 3 pha: Công tở điện 3 pha trực tiếp, công tơ điện 3 pha gián tiếp. (điện tử hoặc cơ)

- Công tơ điện 2 chiều: Được áp dụng cho các gia đình, doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, đếm phân biệt được lượng điện năng mà hộ tiêu thụ và lượng điện năng hộ phát lên lưới.

  đồng hồ đo điện 1 pha cơ

Hiện nay, công tơ điện tử thông minh đã được lắp đặt tại các thành phố lớn bởi có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, cảnh báo rò điện và đảm bảo an toàn, chốt chỉ số đồng thời và đúng ngày, tránh gây tổn thất rò điện cho khách hàng…

 Công-Tơ-Điện-Tử-1-Pha-3-Giá-EMIC-CE-14

Khi có yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những giờ cao điểm, một số loại công tơ điện có thể đo lường sử dụng năng lượng tối đa trong khoảng thời gian đó. Công tơ như vậy cho phép thay đổi giá điện trong một ngày, để ghi lại mức sử dụng trong các khoảng thời gian chi phí cao và ngoài giờ cao điểm, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, ở một số khu vực, máy đo có thể có rơle để giảm tải đáp ứng nhu cầu trong thời gian tải cao điểm

Cấu tạo của công tơ điện là gì?

Dưới đây là cấu tạo của công tơ điện 1 pha cơ bản nhất. Đối với các loại công tơ khác chúng được cải tiến nâng cấp hơn để có thể thực hiện được những chức năng chuyên sâu hơn.

  • Cuộn dây điện áp: được lắp tạo ví trí song song với phụ tải và cuộn dây này có số lượng vòng dây nhiều, phần tiết diện dây nhỏ hơn so với các loại công tơ khác.

  • Cuộn dây dòng điện được lắp nối tiếp với phụ này. Số vòng dây của cuộn dây này ít hơn cuộn dây điện áp nhưng tiết diện dây lớn hơn.

  • Bộ phận đĩa nhôm được đặt phía trên trục và tì vào trụ để quay tự do giữa hai cuộn dây điện áp, cuộn dây dòng điện và giữa khe hở của nam châm vĩnh cửu.

  • Nam châm vĩnh cửu có vai trò tạo ra Momen cán khi bộ phận đai nhôm quay trong từ trường của nó.

  • Hộp số cơ khí có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắn với trục của đĩa nhôm.

Ý nghĩa các thông số trên đồng hồ điện

  • 220V: Công tơ điện có điện áp định mức là 220V.

  • 5(20)A: dòng điện định mức của công tơ điện là 5A. Tuy nhiên, có thể sử dụng nguồn điện có định mức tối đa 20A. Nếu sử dụng nguồn điện vượt quá 20A thì công tơ điện sẽ không hoạt động chính xác.

  • 900 vòng/kwh: đĩa công tơ khi quay 900 vòng sẽ được 1kwh.

  • Cấp 2: khi nhìn vào công tơ điện ta sẽ thấy có thông tin cấp 1 hoặc cấp 2. Đây là cấp chính xác của công tơ điện. Cấp càng lớn thì khả năng đo càng không chính xác.

  • 50Hz: đây là tần số lưới điện được sử dụng ở Việt Nam.

Ưu nhược điểm của từng loại công tơ điện 

- Đối với công tơ điện cơ học: dựa trên nguyên lý cơ học, nên độ chính xác chưa cao bằng loại công tơ điện tử. Ưu điểm của nó là giá thành rẻ, vẫn đáp ứng được những tác dụng cơ bản, nên hiện tại vẫn được rất nhiều gia đình sử dụng.

 - Đối với công tơ điện tử: được cải tiến hơn, đo được nhiều thông số và hiển thị trên màn hình LED hoặc LCD. Chính vì thế, cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cũng cao hơn nhiều. Thông thường, giá trung bình của công ty điện tử 1 pha thường dao động từ 600.000đ cho đến vài triệu đồng với những dòng cao cấp hơn.

Cách lựa chọn công tơ điện tốt nhất là gì?

Lựa chọn công tơ điện cần phải dựa trên các thông số kỹ thuật của công tơ điện. Trong đó sẽ có một số thông số bắt buộc tuân theo và một số được phép lựa chọn.

- Điện áp: đây là giá trị bắt buộc tuân thủ – tại Việt Nam thì giá trị này sẽ là 220V.

- Dòng điện: cần chú ý đến dòng điện định mức và dòng điện tối đa của công tơ điện. Dòng điện tối đa là bắt buộc nếu không công tơ điện sẽ bị hư. Dòng điện định mức đảm bảo tính chính xác của công tơ điện. - Các trị số thường gặp là: 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A.

- Tần số: tần số định mức của công tơ điện bắt buộc phải tuân thủ, thường là 50Hz.

- Rev/kWh: biểu thị số vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1kWh. Bình thường sẽ là 225 rev/kWh, 450 rev/kWh, 900 rev/kWh.

- Cấp chính xác Cl: cấp chính xác thông thường của đồng hồ điện sẽ là Cl1, Cl2. 

Trong các thông số trên thì điện áp và tần số là 2 yếu tố phải tuân thủ. Hai thông số tác động đến sự chính xác của công tơ điện là cấp chính xác và dòng điện. Cấp chính xác là do bản thân thiết bị chúng ta không thể thay đổi. Như vậy yếu tố chính quyết định đến độ chính xác của công tơ điện điện là dòng điện của công tơ điện.

Nguyên tắc để chọn đồng hồ điện phù hợp là căn cứ vào dòng điện. Dòng điện tải phù hợp dao động từ 50% dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa.

  

Cách đọc đồng hồ điện để tính tiền

Cách đọc chỉ số đồng hồ điện 1 pha cơ như sau:

Đồng hồ điện 1 pha có 6 chữ số với 5 chữ số đầu màu đen và 1 chữ số cuối cùng bên phải màu đỏ. Các chữ số màu đen ghép lại có giá trị từ 00000 -> 99999 kWh còn chữ số màu đỏ là giá trị đầu tiên sau dấu (,).

Ví dụ: Đồng hồ điện có chỉ số là 123456, thì giá trị cần đọc là 12345,6 kWh.Thông thường người ta sẽ bỏ qua phần thập phân và chỉ đọc là 12345 kWh.

Còn đối với đồng hồ đo điện tử, số kWh đã được thể hiện trên màn hình, cứ từ đó mà chúng ta có thể tính được số tiền phải trả cho điện lực một cách dễ dàng theo giá điện quy định mà EVN đề ra.

Vậy đối với những hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời, sử dụng công tơ điện nào?

Đối với hộ gia đình sử dụng hệ thống này, công tơ điện 2 chiều sẽ được sử dụng để đo đạc điện lưới gia đình bạn sử dụng và điện mặt trời đẩy lên lưới của EVN.

Từ tháng 10/2017, khi điện lực Việt Nam ban hành chính sách mua lại điện bằng công tơ 2 chiều, giải pháp điện mặt trời hòa lưới trở thành một phương án cực kì hiệu quả và kinh tế.

Tuy nhiên để được điện lực đồng ý ký hợp đồng mua điện, có một số vấn đề cần lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống mặt trời nối lưới, đặc biệt liên quan đến vấn đề công tơ 2 chiều. Có một lưu ý quan trọng là trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới cơ bản, những lúc không có tải điện sẽ tự động đẩy lên lưới, và với công tơ điện tử bình thường sẽ làm quay công tơ của bạn như việc sử dụng điện. Vì thế với những hệ thống hòa lưới trên 2kwp dân dụng , việc lắp công tơ 2 chiều là điều bắt buộc.

Công tơ điện 2 chiều dùng trong hệ thống điện mặt trời

Quy trình lắp đặt công tơ điện 2 chiều: 

- Bước 1: Sau khi lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới , chủ hộ gia đình sẽ báo điện lực tại địa phương để thông báo và yêu cầu lắp đặt công tơ 2 chiều.
- Bước 2: Điện lực sẽ tạo cuộc hẹn để khảo sát tình tình .
- Bước 3: Kỹ thuật bên điện lực đến khảo sát , sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng , để đo đạc hệ thống điện mặt trời có đạt tiêu chuẩn mua bán điện hay không . Lúc này họ sẽ yêu cầu bộ catalog của inverter hòa lưới và các tấm pin năng lượng mặt trời .
- Bước 4: Các thông số đo sẽ đem về trung tâm để tiến hành phân tích các chỉ số như : Công suất , Cosphi , sóng hài , điện áp , chất lượng sóng sine…
- Bước 5: Khoảng 1 tuần điện lực sẽ đưa ra thông báo hệ thống điện mặt trời nhà bạn có đủ tiêu chuẩn để hòa lưới mua bán điện không ? Nếu đạt chuẩn sẽ tiến hành thay thế công tơ 2 chiều .

Qua bài viết này, Hùng Việt hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều thông tin, đồng thời biết cách chọn công tơ điện nào là phù hợp cho gia đình, doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn đang đau đầu về chi phí tiền điện hàng tháng, hãy liên hệ ngay với Hùng Việt. Chúng tôi tự tin mang lại cho bạn giải pháp tiết kiệm điện tối ưu nhất.

Tin cùng chuyên mục

Zalo