Theo đó, quy định pháp luật, chính sách hỗ trợ, cơ chế tài chính, mục tiêu, mô hình kinh doanh và tiến bộ về công nghệ,... là các yếu tố giúp giảm chi phí phát triển điện mặt trời mái nhà. 

Báo cáo cũng đưa ra một loạt khuyến nghị để mở rộng quy mô triển khai điện mặt trời trên mái nhà như nhu cầu thị trường, chính sách, sự hỗ trợ, hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, đề xuất nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tại các quốc gia thông qua các chương trình cụ thể, như chiến dịch Solarise ở Mỹ hoặc chương trình toàn quận ở Trung Quốc. Sự tham gia của người tiêu dùng có thể được thúc đẩy hơn nữa qua việc phát triển các nền tảng trực tuyến, chẳng hạn như cổng thông tin quốc gia của Ấn Độ giúp người dân có thể tiếp cận thông tin.

| Cập nhật quy định nghiệm thu & lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ năm 2024

| Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

| Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất

Phát triển điện mặt trời mái nhà Hùng Việt

Phát triển điện mặt trời mái nhà Hùng Việt

Một số mô hình kinh doanh sáng tạo được đánh giá cao, như mô hình điện mặt trời mái nhà của người dân tại Đức, chương trình điện mặt trời tại ban công tại Đức hay chứng nhận công nghệ quy mô nhỏ của hợp tác xã năng lượng Úc.

Biểu giá điện hỗ trợ (FiT) cũng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ triển khai điện mặt trời trên mái nhà. Trung Quốc, Ý, Nhật Bản và Mỹ là những quốc gia đã triển khai thành công các chương trình FiT thông qua phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn, sau đó giảm dần mức FiT trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao. 

Tuy nhiên, báo cáo đánh giá ở Việt Nam, chính sách này chưa hiệu quả do thiếu chính sách dài hạn, cơ sở hạ tầng năng lượng không đầy đủ và công suất lưới điện hạn chế. 

Để phát triển điện mặt trời mái nhà, nhiều nước đã có những chính sách ưu đãi riêng. Tại Brazil, chương trình PERS (lựa chọn tài chính toàn diện và giá cả phải chăng) được đánh giá cao, cung cấp khoản tín dụng lãi suất 2% cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Trong khi đó, Đức có chương trình 100.000 mái nhà, gồm khoản tài trợ lãi suất thấp và thời hạn vay 10 năm. Mỹ, Ý triển khai chương trình tín dụng thuế, ưu đãi tài chính.

Theo báo cáo, cơ chế đo lường và thanh toán ròng để bù đắp cho lượng điện dư thừa từ các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà và cấp phép ở cấp địa phương, như SolarAPP+ tại Mỹ, giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết để xử lý giấy phép. 

Chương trình xếp hạng nhà cung cấp, như ở Ấn Độ và Úc, có thể hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt và xác định các đơn vị lắp đặt có hiệu suất cao và đáng tin cậy.

Ngoài ra, một số quy định bắt buộc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, như kế hoạch của Việt Nam, cũng thúc đẩy một nửa các tòa nhà văn phòng và nhà ở sẽ lắp điện mặt trời trên mái nhà vào năm 2030.

Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia cần đảm bảo kết nối lưới điện và lập kế hoạch phân phối điện hợp lý, đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu. 

“Không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả các quốc gia để phát triển điện mặt trời mái nhà”, báo cáo kết luận. Các quốc gia cần thực hiện, điều chỉnh dựa trên điều kiện riêng của mỗi nước. 

| Nguồn: VietNamnet