8 Kinh nghiệm lắp điện năng lượng mặt trời áp mái hoà lưới, không thể bỏ qua
Điện mặt trời áp mái đang "nở rộ" đến mọi phố phường Việt Nam vì dễ đầu tư sinh lời, bảo vệ môi trường và được nhà nước khiến khích lắp điện mặt trời.
Kinh nghiệm lắp điện mặt trời hoà lưới hay hệ độc lập, với một hệ thống vòng đời có thời gian sử dụng đến hơn 25 năm điều đầu tiên quan tâm là tính bền bỉ, hiệu suất ổn định xuyên suốt của hệ thống điện mặt trời.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động liên tục gần như không ngừng nghỉ đến hơn 25 năm. Người ta nói cái gì sài quá cũng đến lúc hư hao, quả không sai.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động liên tục gần như không ngừng nghỉ đến hơn 25 năm. Người ta nói cái gì sài quá cũng đến lúc hư hao, quả không sai.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời, các yếu tố cấu thành gồm:
- Pin lithium lưu trữ (nếu dùng hệ độc lập hoặc hệ hybrid)
- Chống sét cho hệ thống
- Khung đỡ tấm pin, dây dẫn điện, Các vật tư phụ kiện…
Trong đó 2 mục cần quan tâm lựa chọn nhất theo kinh nghiệm đó là pin năng lượng mặt trời và inverter, khi sử dụng qua thời gian sẽ giảm hiệu suất.
So sánh Pin Mono và Pin poly
1. KHI NÀO THÌ LẮP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI:
Nếu có đủ vốn thì nên đầu tư ngay, bạn sẽ là nhà sản xuất điện đi bán điện lại cho Điện lực Nhà nước mỗi tháng. Khi bạn đang xây nhà mới thì nên khảo sát thiết kế lắp điện mặt trời luôn, khi thợ xây xong phần thô Nhân viên công ty sẽ tiến hành gắn chân đế và chống thấm (nếu mái nhà bê tông hoặc tôn) lúc này việc đi dây điện âm tường hoặc chọn vị trí lắp inverter, vị trí lắp pin mặt trời cũng hợp lý dễ dàng hơn.
Nếu đã có mặt bằng thì ta chỉ việc thiết kế giàn khung đỡ pin. Chú ý với nhà xưởng thì phải tính toán độ bền mái, chịu được tải trọng bao nhiêu.
Hậu quả việc không tính tải trọng mái nhà xưởng
2. CHỌN THIẾT BỊ LẮP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Hiệu suất hoạt động của hệ thống điện mặt trời
Thị trường hiện có các loại pin năng lượng mặt trời phổ biến:
- Pin năng lượng loại mono
- Pin năng lượng loại poly
- Pin công nghệ mới uốn dẻo cong được
Trong đó pin poly giá thành rẻ nhất, hiệu suất không cao khi lắp ở điều kiện thiếu ánh sáng, không thích hợp cho khu vực phía Bắc Việt Nam.
3. Chọn ví trí, nơi lắp pin năng lượng mặt trời cho hệ thống điện mặt trời.
Những nơi lắp đặt điện mặt trời tốt nhất Việt Nam
Tại Việt Nam viện khoa học công nghệ đã nguyên cứu thống kê những tỉnh thành có bức xạ mặt trời tốt, thích hợp để lắp điện năng lượng mặt trời.
— Thiết kế bộ dàn khung đỡ tấm pin nghiêng góc 10 độ hướng về mặt trời , hướng Tây Nam để hứng được bức xạ ánh nắng mặt trời chiếu chính diện nhiều nhất.
— Dây dẫn DC truyền tải điện năng cho hệ thống điện năng lượng mặt trời: khuyến cáo nên dùng loại dây bọc tiết diện (4–6)mm2 tùy theo khoảng cách đi dây cáp điện
Thiết kế hệ thống hoạt động, dàn khung đỡ pin phải chống được bão cấp 12 khu vực trung bộ và bắc trung bộ, miền nam thì có gió cấp 8, cấp 9.
— Dây dẫn DC truyền tải điện năng cho hệ thống điện năng lượng mặt trời: khuyến cáo nên dùng loại dây bọc tiết diện (4–6)mm2 tùy theo khoảng cách đi dây cáp điện
Thiết kế hệ thống hoạt động, dàn khung đỡ pin phải chống được bão cấp 12 khu vực trung bộ và bắc trung bộ, miền nam thì có gió cấp 8, cấp 9.
4. VẬN CHUYỂN VẬT TƯ, THIẾT BỊ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Các tấm pin năng lượng mặt trời nhập và xuất xưởng đóng gói theo kiện palet, cần lót đỡ các góc tránh va đập, cào xước tấm pin cũng như inverter.
5. CHỐNG SÉT CHO HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI:
Hệ thống điện mặt trời nhạy cảm cũng như cộng hưởng với "sét đánh" và xung của sét.
Các vị trí mái cao 18m trở lên là bắt buộc lắp chống sét đánh thẳng theo tiêu chuẩn xây dựng để tránh trường hợp sét đánh trực tiếp.
Với hệ thống nguồn điện cần lắp chống sét lan truyền, sét không đánh trực tiếp vào vị trí lắp đặt, khi có sét đánh vùng lân cận hoặc trên đường dây điện sét và xung sẽ lan truyền gây cháy hỏng Inverter
Các tấm pin quang điện cũng là các vật thể mang điện có khả năng thu hút sét cao nhất.
Chống sét lan truyền thì hệ thống tiếp địa đạt chuẩn phải nhỏ hơn 4 Ohm mới bảo vệ được thiết bị.
6. KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN VỚI EVN
Nhà nước Việt nam khuyến khích lắp đặt điện năng lượng mặt trời nên việc ký hợp đồng mua bán đơn giản, nhanh gọn:
Sau khi có biên bản nghiệm thu đưa hệ thống điện năng lượng mặt trời vào sử dụng, làm hợp đồng với điện lực, điện lực nhà nước sẽ thay công tơ 2 chiều miễn phí, theo kinh nghiệm lắp điện mặt trời, cụ thể như sau:
- Giấy đề nghị bán điện
- Thông số kỹ thuật catalogue thiết bị lắp đặt chính: pin năng lượng mặt trời, biến tần
- Sổ đỏ / hộ khẩu, CCCD
Tất cả chỉ cần bản photo mang theo bảng gốc nếu cần đối chiếu.
7. BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.
Kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời chủ yếu cần bảo trì thường xuyên đối với các tấm pin năng lượng mặt trời
Các tấm pin năng lượng mặt trời (Solar Panel): sau thời gian hoạt động bụi bẩn bám, chim ị, lá cây bay …v..v đọng trên tấm pin làm giảm công suất, nguy hiểm hơn có thể gây điểm nóng (hot spot) khiến tấm pin hư hỏng, biến dạng…
Nên vệ sinh làm sạch các tấm pin năng lượng mặt trời định kỳ, đồng thời kiểm tra luôn các mối nối, tiếp điểm, hệ thống khung đỡ… Kiểm tra inverter, Tần số…
8. CHỌN CÔNG TY THI CÔNG LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.
Chủ đầu tư nên chọn công ty uy tín, có tâm để lắp điện mặt trời, phải là công ty vì bạn cần bảo trì và bảo hành đến 25 năm kia mà.
Đặc biệt báo giá điện mặt trời có thể cao hơn chút nhưng hàng hoá xuất xứ, tên tuổi rõ ràng và theo bạn bảo trì, xử lý sự cố trọn đời.
Như nhiều người mới tham gia thi công lắp điện mặt trời thường báo giá với cam kết lớn như hiệu suất hệ điện mặt trời cao hơn thực tế, thời gian hoàn vốn ngắn… nhưng không ai đảm bảo lâu dài , “làm xong lấy tiền rồi sau đó….“ thì rất nguy hiểm.
Thực tế theo kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết như ngày nắng nhiều, mưa bão, không khí lạnh khiến trời mây u ám, vì vậy công suất phát ra của hệ điện mặt trời là ước tính trong khoảng với hằng số trung bình trong tháng hoặc năm.
Tại khu vực Miền Trung các dự án Điện mặt trời ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… thời gian nắng nhiều theo thống kê sở khoa học số giờ nắng trung bình trong tháng là 177 giờ và cường độ bức xạ trung bình là 4,89 kWh/m2/ngày, lắp điện mặt trời hiệu quả hơn so với khu vực phía Bắc. Gần đây, một số tỉnh phía Bắc có xuất hiện mưa đá có thể làm hư hại tấm pin năng lượng mặt trời.
Thực tế theo kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết như ngày nắng nhiều, mưa bão, không khí lạnh khiến trời mây u ám, vì vậy công suất phát ra của hệ điện mặt trời là ước tính trong khoảng với hằng số trung bình trong tháng hoặc năm.
Tại khu vực Miền Trung các dự án Điện mặt trời ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… thời gian nắng nhiều theo thống kê sở khoa học số giờ nắng trung bình trong tháng là 177 giờ và cường độ bức xạ trung bình là 4,89 kWh/m2/ngày, lắp điện mặt trời hiệu quả hơn so với khu vực phía Bắc. Gần đây, một số tỉnh phía Bắc có xuất hiện mưa đá có thể làm hư hại tấm pin năng lượng mặt trời.
Trên đây là một số kinh nghiệm “xương máu” không thể bỏ qua nên tìm hiểu trước khi đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời bởi số tiền đầu tư không nhỏ. Ta cần hiểu biết khái quát để có thể dễ dàng vận hành sử dụng hệ thống điện mặt trời cũng như tìm nhà cung cấp điện năng lượng mặt trời uy tín.