Chia sẻ kinh nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm

hệ thống năng lượng mặt trời
 

Bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời là gì

 
Theo quy mô có thể chia hệ thống năng lượng mặt trời thành 3 loại:

- Điện mặt trời mái nhà dân dụng
- Điện mặt trời thương mại
- Nhà máy điện mặt trời.
 
Và công tác bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời là thao tác cần thiết phải có để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động với hiệu suất tối đa. Đồng thời trong quá trình kiểm tra, rà soát còn giúp phát hiện kịp thời các sự cố, lỗi kỹ thuật để khắc phục sớm. Nhờ đó mà tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay mới sau này, thậm chí là tránh được các trường hợp bị từ chối bảo hành.

Chú ý: Tốt nhất hãy bảo trì định kỳ theo lịch hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị điện năng lượng mặt trời hướng dẫn.

Chú ý: Các nhà máy điện mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời có yêu cầu bảo trì và bảo dưỡng thấp hơn so với các công nghệ sản xuất điện khác.
 

Vì sao cần bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời

 
1. Tăng sản lượng điện

 
Việc bảo trì hệ thống thường xuyên giúp cho hệ thống hoạt động trong trạng thái tốt nhất với hiệu suất cao nhất. Do đó sản lượng điện cũng luôn được duy trì ở mức cao nhất và ổn định nhất, doanh thu của dự án cũng liên tục và nhiều hơn.

 
2. Chi phí bảo trì hệ thống ít hơn

 
Chúng ta đều biết sửa chữa các hư hỏng nhỏ ít tốn kém hơn sửa chữa các sự cố lớn. Do đó quá trình bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời cho phép ta phát hiện kịp thời các lỗi nhỏ và khắc phục ngay lập tức với chi phí cực kỳ nhỏ.
 

3. Nâng cao tuổi thọ của hệ thống

 
Thông thường hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời chính hãng sẽ được bảo hành hiệu suất từ 25 – 30 năm. Đây là một khoảng thời gian cực kỳ dài, tuy nhiên nhà sản xuất cũng có những điều kiện bảo hành của mình. Đơn cử như nếu tấm pin của ta bị võng do giàn đỡ yếu mà bị úng nước lâu ngày, thì đây là một trong các lỗi nhà sản xuất sẽ không bảo hành. Và còn rất nhiều tình huống khác. Do đó công tác bảo trì hệ thống giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru, lâu dài và kiểm soát kịp thời các lỗi hệ thống để có phương án giải quyết tiết kiệm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

 
4. Kiểm soát và loại bỏ các sự cố có thể gặp phải

 
Quá trình bảo trì hệ thống cho phép người dùng theo dõi và khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống trong quá trình vận hành. Nhờ đó mà hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động một cách liên tục, ổn định với độ an toàn cao nhất.
 

Khi nào cần bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời

 
Thông thường chúng ta cần kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm để kiểm tra và nắm bắt được tình trạng của hệ thống. Đồng thời rà soát các lỗi trong quá trình vận hành để kịp thời giải quyết. Tuy nhiên khi xuất hiện một trong các tình huống sau thì ta nên bảo trì khẩn cấp.

 
1. Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời chứa bụi bẩn và mảnh vụn

 
Hệ thống các tấm pin mặt trời là thành phần trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thường được lắp đặt trên mái nhà, mái xưởng, khu vực diện tích rộng rãi. Nhờ vậy các tấm pin có thể trực tiếp đón ánh nắng mặt trời, tuy nhiên cũng phải chịu ảnh hưởng của thời tiết ngoại cảnh. Do đó rất có khả năng trong quá trình vận hành, các tấm pin sẽ bị bám bụi bẩn, bùn hay rêu,… Từ đó làm giảm sản lượng điện sản xuất ra được hàng tháng.

 
Để giải quyết tình trạng này:

 
- Đối với các cá nhân và hộ gia đình: cần mua dụng cụ chuyên dụng và nước tẩy rửa chuyên biệt. Đồng thời tìm hiểu kỹ quy trình bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời làm sạch trước khi tự vệ sinh.
- Đối với các công trình hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời lớn: Cần thuê dịch vụ chuyên nghiệp từ các công ty lắp đặt uy tín. Nhờ đó giảm được chi phí bảo trì, vệ sinh vừa đảm bảo được hệ thống hoạt động trơn tru, không ảnh hưởng hiệu suất.
 

2. Giá đỡ và mái đỡ hệ thống điện mặt trời bị xuống cấp

 
Hệ thống điện mặt trời thường được thiết kế và lắp đặt trên hệ thống giá đỡ làm bằng kim loại. Do đó hệ thống giá đỡ này vừa phải chịu tải từ trọng lượng hệ thống tấm pin, đồng thời vừa phải chịu tác động từ thời tiết cùng tác động lực bên ngoài môi trường. Nếu để lâu trong thời gian kéo dài rất dễ bị hao mòn, khiến tấm pin trên giá hoạt động không ổn định. Thậm chí bị võng và ngập úng nước trong thời gian dài làm hỏng tấm pin. Đây là một trong những sự cố hư hại không được nhà sản xuất bảo hành, bởi vì lỗi xuất phát từ quá trình lắp đặt.

Kết luận: Nếu khách hàng đang gặp các vấn đề trên hãy tìm đến công ty lắp đặt chuyên nghiệp để khảo sát và tư vấn. Từ đó có được giải pháp tốt nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí, tránh những tổn thất sau này.

 
3. Các tấm pin mặt trời có khả năng bị ăn mòn

 
Như chúng ta đã biết, các tấm pin năng lượng mặt trời được nhà sản xuất bảo hành từ 25 – 30 năm. Đây là một khoảng thời gian rất dài. Đồng thời các tấm pin cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn IP chống chịu được điều kiện thời tiết và tác động ngoại lực trong giới hạn nhất định. Tuy nhiên nếu hệ thống tấm pin phải chịu tác động ngoại lực quá nhiều và thường xuyên sẽ gây giảm hiệu suất toàn hệ thống.

Do đó ta cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện lỗi.
 

4. Kính cường lực của tấm pin mặt trời bị vỡ

 
Kính cường lực là bộ phận chịu lực được lắp đặt trên bề mặt của các tấm pin năng lượng mặt trời. Nó cho phép tấm pin chịu được độ va chạm nhất định từ ngoại lực cũng như thời tiết. Tuy nhiên nếu những va chạm này vượt quá ngưỡng bảo vệ, ví dụ như bị cây lớn đổ đè lên, mưa đá lớn rơi nhiều,… Như vậy các tấm pin rất có thể bị vỡ và diện tích vỡ phụ thuộc vào các thiên tai, sự cố như vậy.

Để tránh hệ thống bị hao hụt, ta cần thường xuyên kiểm tra và kịp thời thay thế để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh sau này.
 

5. Dây điện kết nối trong hệ thống bị lỗi

 
Hệ thống dây điện kết nối các bộ phận hệ thống là phần tử cực kỳ quan trọng, cho phép hệ thống hoạt động và vận hành một cách trơn tru và liên tục. Việc dây kết nối trong hệ thống bị lỗi sẽ dẫn đến gây giảm trực tiếp sản lượng điện sản xuất được.

Nếu khách hàng sử dụng công nghệ mới thì có thể theo dõi trực tiếp trên app điện thoại, website,… để phát hiện lỗi.

Nếu khách hàng đang sử dụng công nghệ cũ không có tính năng theo dõi và kiểm soát thì hãy theo dõi hóa đơn điện. Trong trường hợp hóa đơn tiền điện có thay đổi bất thường hãy kiểm soát lượng điện sinh ra và tìm ra nguyên nhân.

 
Quy trình bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời như thế nào

 
Dưới đây là quy trình bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời:

 
Nên thực hiện theo dõi và kiểm tra thường xuyên định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý. Một số công tác cần thiết trong quá trình theo dõi và kiểm tra hệ thống điện mặt trời gồm:

1. Theo dõi hóa đơn tiền điện hoặc ứng dụng theo dõi của hệ thống để xác định sản lượng điện sản xuất được hàng tháng. Nếu có sự sụt giảm bất ngờ hãy kiểm tra hệ thống một lượt để xác định lỗi.
 
2. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện sự cố, hư hỏng tại các bộ phận quan trọng và dễ bị ảnh hưởng như:
- Hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời
- Dây nối trong hệ thống điện mặt trời
- Các đầu nối
- Biến tần inverter hòa lưới/độc lập năng lượng mặt trời
- Hệ thống tiếp địa
 
3. Thường xuyên kiểm tra các thành phần, siết chặt các ốc vít, thay kẹp đỡ định kỳ, dây, đầu nối cũng cần thay nếu phát hiện bị bạc màu hay nứt, đứt, biến dạng.
 
4. Định kỳ vệ sinh tấm pin mặt trời biến tần inverter.
 
5. Thường xuyên kiểm tra điện trở của hệ thống tiếp địa.
 
6. Theo dõi và kiểm soát hệ thống chống sét.
 
7. Tránh để các tấm pin, inverter bị ảnh hưởng bởi các nguồn nhiệt, ẩm, động vật và cũng như bị che bóng.

Tin cùng chuyên mục

Zalo